[Tạng Luận] Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa - Bồ Tát Thế Thân

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 250.000 VNĐ

MƯỜI NIỆM LIÊN TỤC LIỀN ĐƯỢC VÃNG SANH CỰC LẠC LÀ CHUYỆN CÓ THỂ Ư...!?

* Hỏi: Trong kinh Vô Lượng Thọ có nói bổn nguyện của đức Di Đà là “nếu có chúng sanh muốn sanh về cõi ta, chí tâm tin ưa, thậm chí mười niệm mà nếu chẳng sanh về đó, ta chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác”. Chỉ có mười niệm mà thật sự có thể vãng sanh ư?

* Đáp: Như Đàm Loan đại sư đã nói: "Ví như có người ở chỗ đồng không mông quạnh, gặp phải oán tặc vung dao toan giết. Người ấy rảo chạy, trước mặt có một con sông, nếu vượt được sông sẽ có thể giữ nguyên cái đầu. Lúc đó, người ấy chỉ nghĩ đến phương tiện để vượt sông: Mặc áo lội qua? Hay là cởi áo rồi lội? Nếu mặc quần áo, sợ chẳng bơi qua nổi. Nếu cởi quần áo, sợ không kịp nữa. Chỉ có niệm ấy, chẳng có duyên nào khác, chỉ nghĩ vượt sông bằng cách nào, đấy chính là 'nhất niệm. Tâm chẳng xen tạp như thế thì gọi là 'mười niệm liên tục.

Hành giả niệm Phật cũng vậy (trong khi lâm chung), niệm A Di Đà Phật, giống như kẻ kia nghĩ cách vượt sông, trải qua mười niệm, hoặc chuyên niệm danh hiệu Phật, hoặc chuyên niệm tướng hảo của Phật, không có tâm niệm nào khác xen tạp, tâm niệm tiếp nối, cho đến mười niệm, thì gọi là 'mười niệm liên tục' (liền được vãng sanh). Hãy nên dốc lòng tin, tự ấn định niệm sẵn (trong lúc bình thời), khiến cho tích tập thành tánh, thiện căn kiên cố, như cái cây đã nghiêng về Tây, nếu nó đổ, sẽ đổ về phía Tây. Nếu như phong đao (vô thường) xảy đến, trăm nỗi khổ tụ hội nơi thân, nếu không đã tập quen từ trước, sẽ không có cách nào niệm nổi!

Lại hãy nên cùng với dăm ba người cùng chí hướng, ước hẹn với nhau, khi sắp mạng chung, sẽ nhắc nhở, trợ niệm cho nhau, khiến cho người lâm chung tiếng niệm Phật liên tục, thành tựu mười niệm. Khi mạng đã đoạn, chính là lúc sanh về cõi An Lạc".

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>Phật Giáo Nguyên Thủy

>Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Khách hàng mua sản phẩm này cũng mua

 

Mô tả sản phẩm

Pháp sư Tánh Phạm (1920-1997), tục danh là Hoàng Khuê, tự Hữu Minh, sanh quán tại làng Phong Thị, huyện Vĩnh Định, tỉnh Phước Kiến, trong một gia đình nông dân. Năm 17 tuổi, khi đang làm thầy giáo làng tại quê nhà, do quân phiệt Nhật xâm chiếm Trung Hoa, Sư bỏ dạy, đăng lính. Sau khi nhập ngũ, Sư được đưa đi học tại trường quân đội Trung Ương rồi được cử làm cán bộ đặc trách chính trị cho quân đội Quốc Dân Đảng. Sau khi quân đội Quốc Dân Đảng thành công đuổi quân Nhật ra khỏi Đài Loan, Sư được cử làm chủ nhiệm văn phòng xử lý thường vụ huyện Kim Môn của Đài Loan. Năm 1949, khi Hoa Lục thất thủ, chính quyền Quốc Dân Đảng phải chạy sang Đài Loan, Sư xin giải ngũ, mở Tự Do Thư Cục tại Cơ Long (Đài Loan). Trong số những người lui tới thư cục, có nhiều vị là những nhân sĩ học Phật có phẩm hạnh và trình độ nội học rất cao. Nhờ đó, hạt giống Bồ Đề được vun bồi, Sư đã ôm chí nguyện xuất gia. Trước hết, Sư xin quy y với pháp sư Từ Hàng, được ban pháp danh là Từ Vạn. Sư từng thân cận các vị danh tăng thuở ấy như Từ Hàng, Đạo An, Ấn Thuận, Bạch Thánh, Đạo Nguyên, Sám Vân, Hội Tánh v.v... Năm 1955 (vừa tròn 35 tuổi), Sư cầu thọ Tại Gia Bồ Tát Giới tại chùa Nguyên Quang thuộc núi Sư Đầu. Năm 1958, Su theo sát pháp sư Đạo Nguyên để nghe giảng kinh Địa Tạng tại chùa Hải Hội thuộc huyện Cơ Long.

Mãi đến năm 1962, khi Sư đã 42 tuổi, nhân duyên viên mãn, Sư xin xuất gia với pháp sư Hội Tánh tại chùa Linh Phong Lan Nhã thuộc thành phố Miêu Lật, được ban pháp hiệu là Chấn Từ, pháp tự là Tánh Phạm. Do giới hạnh kiêm ưu, Sư được đặc cách thọ Cụ Túc Giới ngay trong năm sau tại Viên Sơn Lâm Tế Tự ở Đài Bắc dưới sự chứng đàn của các vị trưởng lão Bạch Thánh, Huệ Tam, và Đạo Nguyên. Sư được chọn làm Thủ Sa Di trong giới đàn này. Trong khóa an cư kết hạ năm ấy, Sư chuyên chú nghe trưởng lão Đạo Nguyên giảng kinh Niết Bàn. Năm 1964, Sư sang Phước Nghiêm Tinh Xá tại thành phố Tân Trúc theo học với ngài Ấn Thuận.

Suốt trong hai năm 1964-1965, Su sáng lập và điều hành hội phóng sanh Vô Lượng Thọ và hội in kinh Vô Lượng Thọ. Năm 1968, Sư được thỉnh làm Trụ Trì đời thứ tám của chùa Nguyên Quang tại núi Sư Đầu. Đến năm 1974, Sư xin nghi. Năm 1974, Sư sáng lập Vô Lượng Thọ Đồ Thư Quán tại Tân Trúc (nay là chùa Pháp Bảo trực thuộc hệ thống Phật Quang Sơn). Từ năm 1974 đến năm 1976, Sư làm Đương Gia và quyền Trụ Trì của Huệ Nhật Giảng Đường. Năm 1977, chấp nhận lời thỉnh cầu của tứ chúng, Sư làm Trụ Trì Phước Nghiêm Tinh Xá cho đến năm 1981. Năm 1983, Sư lại làm Trụ Trì chùa Tam Hiệp Phật Giáo Tịnh Nghiệp Lâm tại Đài Bắc.

Sau đó, Sư bế quan tu tập một năm tại các chùa Thiện Thiên, Tường Lâm Tinh Xá v.v... Năm 1984, Sư trụ tích tại chùa Tịnh Luật ở Lộc Cốc thuộc huyện Nam Đầu. Năm 1985, chấp nhận lời thỉnh cầu của Hòa Thượng Trụ Trì chùa Tịnh Luật, Sư làm chủ thất khóa Tinh Tấn Niệm Phật kéo dài suốt hai mươi mốt ngày. Sau đó, Sư giảng các bộ Bát Nhã Tâm Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Phật cho tứ chúng. Năm 1987, chùa Tịnh Luật thành lập Tịnh Luật Học Phật Viện, cung thỉnh Sư làm Phó Viện Trưởng. Sư bèn giảng kinh Pháp Hoa tại đó. Su bế quan suốt năm 1991 tại Diệu Âm Tinh Xá thuộc huyện Nam Đầu. Năm sau, Sư xuất quan, giảng kinh Vô Lượng Thọ hai lượt và các bộ Vãng Sanh Luận Chú, Vãng Sanh Tịnh Độ Truyền Tập Yếu tại chùa Tịnh Luật.

Ngày 21 tháng Hai năm 1997, Sư bắt đầu bế quan tại chùa Tịnh Luật, rồi chuyển sang Phước Nghiêm Tinh Xá. Ngày mồng Ba tháng Ba năm 1997, Sư lập di chúc, giao cho hai vị pháp sư Chân Hoa và Đại Hàng toàn quyền xử lý hậu sự. Ngày 11 tháng Tư năm 1997, trong tiếng niệm Phật của đại chúng, Sư nằm bên hông phải, an tường viên tịch. Ngoài những bài giảng chưa được biên tập, hiện thời, các tác phẩm của Sư đã được in thành sách là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Quán Hạnh Giải, Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Nghĩa, các bài giảng về Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, An Lạc Tập Giảng Nghĩa, Vãng Sanh Tịnh Độ Truyền Tập Yếu, Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận Giảng Nghĩa, Vạn Thiện Đồng Quy Tập Giảng Nghĩa, và Nhân Quả Tuyển Tập. Sư còn đang viết dở bộ Quán Kinh Diệu Tông Sao Giảng Nghĩa thì đã xả báo viên tịch.

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
484
Kích thước
19 x 26 cm
Lượt xem
259
Trọng lượng
900 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét